Trung tâm khuyên nông Bình Định
TIN TỨC, SỰ KIỆN
Hoài Ân phát triển chăn nuôi gà thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông (Sở Nông nghiệp và PTNT) tiếp tục xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại 2 xã Ân Đức và Ân Thạnh (huyện Hoài Ân) với quy mô 10.000 con gà.
Các giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả trong canh tác xoài
Xoài có thể trồng quanh năm trong điều kiện chủ động nước tưới, nhưng tốt nhất là trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 9 - 10 (dương lịch) hàng năm. Để nâng cao hiệu quả trong canh tác xoài, bà con nông dân cần lưu ý một số giải pháp kỹ thuật sau:
Một số giải pháp kỹ thuật sản xuất dừa theo tiêu chuẩn hữu cơ
Bình Định là tỉnh có diện tích trồng dừa lớn của cả nước với diện tích dừa đạt hơn 9.230 ha, dự kiến đến năm 2025 diện tích trồng dừa xiêm đạt 30% so với tổng diện tích dừa của cả tỉnh (khoảng 3.000 ha). Dừa xiêm hiện nay tập trung chủ yếu ở các huyện Phù Cát, Hoài Nhơn,… Để từng bước nâng cao giá trị cây dừa một trong những giải pháp là sản xuất dừa bền vững, sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ. Bài viết giới thiệu một số giải pháp về kỹ thuật sản xuất dừa theo tiêu chuẩn hữu cơ như sau:
Thử nghiệm nuôi thủy sản dưới tán rừng ngập mặn kết hợp với du lịch
Sau hơn 1 tháng thả con giống, mô hình nuôi tổng hợp các loài thủy sản dưới tán cây ngập mặn kết hợp phát triển du lịch sinh thái triển khai tại xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước) đã cho thấy một số tín hiệu đáng phấn khởi.
Thâm canh cây dừa theo hướng hữu cơ: Nâng cao hiệu quả kinh tế và thích ứng với biến đổi khí hậu
Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, khuyến khích phát triển cây dừa. Trong đó tập trung xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, canh tác tiên tiến, chú trọng phát triển cây dừa theo hướng hữu cơ, VietGAP. Qua đó, diện tích trồng dừa đã được mở rộng với năng suất, chất lượng cao, biến cây dừa thành một loại cây chủ lực mang lại thu nhập cho người dân. Tính đến năm 2023, trên địa bàn toàn tỉnh có hơn 9.350 ha dừa, với sản lượng 111.358 tấn/năm, giá dừa ở mức cao nên thu nhập của người dân được nâng lên đáng kể.
Hiệu quả từ các mô hình thâm canh cây trồng trên đất chuyển đổi: Góp phần thay đổi tư duy canh tác của người dân
Trong kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, ngành Nông nghiệp tỉnh xác định sẽ tập trung vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ nhằm tạo ra các vùng trồng chủ lực để nâng cao giá trị nông sản.
Phát triển mô hình nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá thích ứng với biến đổi khí hậu
Trong những năm gần đây, nhờ tận dụng lợi thế của hệ sinh thái rừng ngập mặn, người dân xã Cát Minh, huyện Phù Cát đã phát triển mạnh mô hình nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá, vừa mang lại thu nhập ổn định vừa góp phần bảo vệ môi trường nuôi sinh thái theo hướng bền vững, giảm thiểu rủi ro bệnh dịch, góp phần phục hồi và phát triển cây ngập mặn.
Chính sách khuyến khích nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026: Xây dựng thương hiệu gà đặc sản Bình Ðịnh
Sau một năm rưỡi thực hiện, số lượng người chăn nuôi tham gia chính sách khuyến khích nuôi gà thả đồi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2026 còn khiêm tốn. Ðể chính sách ngày càng nhận được sự tham gia của nhiều hộ dân, phóng viên Báo Bình Ðịnh đã phỏng vấn Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Trần Văn Phúc xung quanh vấn đề này.
Phát triển nghề nuôi cá chình thương phẩm trên đầm Trà Ổ
Huyện Phù Mỹ có đầm Châu Trúc (hay Trà Ổ), nơi có hệ sinh thái đa dạng sinh học và phong phú, điều kiện tự nhiên thuận lợi để nghề nuôi trồng thủy sản phát triển. Với nguồn giống cá chình tự nhiên sẵn có, người dân xung quanh đầm đã tận dụng có để phát triển nghề nuôi cá chình thương phẩm đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định.
Khuyến nông Bình Định và dấu ấn trong tái cơ cấu nông nghiệp
Những năm qua, Khuyến nông Bình Định đã để lại dấu ấn lớn với những mô hình chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng mang lại hiệu quả cao…
Hiệu quả thiết thực của Dự án xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
Nhằm nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi về kỹ thuật nuôi gà theo hướng an toàn, hữu cơ, đồng thời gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người chăn nuôi, từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, năm 2023 Trung tâm Khuyến nông Bình Định thực hiện Dự án xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại 02 xã Ân Hữu và Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân.
Bình Định triển khai sản xuất vụ Đông Xuân 2023 - 2024
Đông Xuân là vụ sản xuất chính trong năm ở tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, khi bắt đầu sản xuất vụ Đông Xuân, người dân sẽ gặp nhiều khó khăn do những yếu tố tiêu cực của thời tiết như: mưa lũ, các đợt không khí lạnh… Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng mà còn là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh phát sinh, gây hại… ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của cả vụ sản xuất.
Nuôi cá chình trong ao đất mang lại hiệu quả kinh tế
Trong những năm gần đây, việc phát triển nghề nuôi cá chình thương phẩm trên địa bàn huyện Phù Mỹ ngày càng phát triển mạnh, đem lại thu nhập cao cho người nuôi, góp phần bảo vệ nguồn lợi và đáp ứng nhu cầu cá chình thương phẩm ngày càng cao của thị trường. Năm 2023, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Mỹ triển khai thực hiện mô hình Nuôi cá chình thương phẩm trong ao đất với diện tích 500 m2 của hộ gia đình ông Phan Văn Cu ở thôn Hòa Tân, xã Mỹ Đức.
Sản xuất rau hữu cơ từ rác hữu cơ và phế phụ phẩm nông nghiệp
Nhằm hướng tới đa dạng hóa các loại rau trồng đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, đồng thời giữ gìn nghề trồng rau truyền thống của cha ông, HTX Nông nghiệp Thuận Nghĩa (huyện Tây Sơn, Bình Định) được thành lập với 65 hộ dân tham gia, canh tác trên diện tích 36 ha.
Tưới tiết kiệm 'giải khát' cho đậu phộng
Nhờ giống mới, áp dụng kỹ thuật thâm canh và tưới tiết kiệm, năng suất, lợi nhuận từ cây đậu phộng tăng vọt.
Triển vọng từ mô hình trồng lan Dendrobium
Với mục đích đa dạng các loại hoa, phát triển làng nghề trồng hoa và cây cảnh, góp phần xây dựng các mô hình khuyến nông đô thị sinh thái ngày càng phát triển bền vững, Trung tâm Khuyến nông Bình Định hỗ trợ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố Quy Nhơn triển khai thực hiện mô hình “Trồng lan Dendrobium cắt cành” tại phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn trong giai đoạn 2022 – 2023 với quy mô 3.000 cây/200 m2.
Hiệu quả từ mô hình Thâm canh lạc gắn liên kết chuỗi có sử dụng hệ thống ống tưới nước tiết kiệm tại xã Vĩnh Thuận
Nhằm hỗ trợ người dân chuyển đổi các loại cây trồng cạn phù hợp với điều kiện đất đai, mùa vụ, khí hậu địa phương và từng bước thay đổi tập quán canh tác sản xuất cho đồng bào các dân tộc thiểu số, vụ Thu Đông năm 2023 Trung tâm Khuyến nông Bình Định hỗ trợ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Vĩnh Thạnh triển khai thực hiện mô hình “Thâm canh lạc gắn liên kết chuỗi có sử dụng hệ thống ống tưới nước tiết kiệm” trên diện tích 03 ha tại xã Vĩnh Thuận.
Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá trong ao sinh thái cây ngập mặn: Giảm thiểu rủi ro, bảo vệ và phục hồi cây ngập mặn
Những năm gần đây, mô hình nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá trong ao nuôi có cây ngập mặn đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế, ổn định môi trường, giảm thiểu chất thải và dịch bệnh, đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Năm 2023, Trung tâm Khuyến nông (Sở Nông nghiệp và PTNT) tiếp tục nhân rộng mô hình này tại 2 xã Phước Thuận, Phước Hòa (huyện Tuy Phước) và xã Cát Minh (huyện Phù Cát), với quy mô 10.000 m2/điểm trình diễn.
Hỗ trợ nông dân trong liên kết sản xuất và tiêu thụ ngô ngọt
Nhằm chuyển giao kỹ thuật trồng ngô ngọt gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ, đồng thời góp phần đa dạng các sản phẩm cung ứng cho thị trường và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, vụ Hè Thu 2023, Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai thực hiện mô hình Liên kết sản xuất và tiêu thụ ngô ngọt với diện tích 02 ha của anh Võ Văn Duy, thôn Thọ Lộc 2, xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn.
Nuôi gà thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
Năm 2023, từ nguồn vốn khuyến nông trung ương, Trung tâm Khuyến nông (Sở NN&PTNT) phối hợp với chính quyền các cấp huyện Hoài Ân thực hiện Dự án Mô hình chăn nuôi gà thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm; quy mô 10.000 con/5 hộ tham gia. Qua hơn 3 tháng thực hiện, mô hình đã cho thấy sự phù hợp và thích ứng để phát triển tại địa phương.
Quản lý địch hại tổng hợp (IPM) trên cây ngô mang lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường
Nhằm giúp bà con nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại (sâu keo mùa thu) trên cây ngô, vụ Hè Thu 2023, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hoài Ân triển khai thực hiện mô hình “Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây ngô (đối với sâu keo mùa thu)” với quy mô 01 ha, cho 13 hộ nông dân tại xã Ân Hảo Tây.
Hiệu quả mô hình thâm canh cây ngô trên đất chuyển đổi
Để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, khắc phục tình trạng thiếu nước tưới, những năm qua ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định đã thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ, chuyển đổi diện tích đất trồng lúa, mía, mì kém hiệu quả sang sản xuất các loại cây trồng cạn khác mang lại giá trị kinh tế cao hơn, đảm bảo thu nhập cho bà con nông dân.
Chăn nuôi gà thịt thả vườn theo hướng đặc sản, hướng đi mới cho người chăn nuôi
Phù Cát là một trong những huyện có ngành chăn nuôi khá phát triển, trong đó có chăn nuôi gà. Tuy nhiên, các hộ chăn nuôi chủ yếu áp dụng hình thức nuôi nhốt, chưa áp dụng triệt để quy trình kỹ thuật về chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, lạm dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi. Vì vậy, sản phẩm đưa ra thị trường không được đánh giá cao về chất lượng, dẫn đến hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao như mong đợi.
Hiệu quả mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI) theo hướng chất lượng, hữu cơ tại xã Hoài Mỹ
Nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng, hữu cơ, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cung cấp cho thị trường, an toàn cho người tiêu dùng. Đồng thời, từng bước nâng cao trình độ kỹ thuật thâm canh lúa theo hướng chất lượng, hữu cơ cho các hộ dân. Vụ Hè Thu năm 2023, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã Hoài Nhơn đã triển khai thực hiện mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI) theo hướng chất lượng, hữu cơ tại thôn Xuân Vinh, xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn quy mô 05 ha, với 57 hộ tham gia.
Hướng dẫn công tác phòng, chống nắng nóng cho vật nuôi
Để chủ động phòng, chống nắng nóng, bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi, tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển, Cục Chăn nuôi vừa ban hành “Hướng dẫn công tác phòng, chống nắng nóng cho vật nuôi” gửi các Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh.
Một số lưu ý khi phòng trừ cỏ dại trên lúa vụ thu 2023
Thời tiết đầu vụ Thu nắng nóng, cỏ lên sớm nên việc quản lý cỏ dại không hề dễ dàng. Cỏ dại có bộ rễ phát triển rất mạnh, phần lớn được phân bố ở lớp đất mặt nên dễ dàng cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng và nước với cây trồng, làm cho cây trồng sinh trưởng và phát triển kém.
Phát triển nghề nuôi tôm theo hướng tiên tiến, bền vững
Trong kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi năm 2023, riêng với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, tỉnh Bình Ðịnh ưu tiên chuyển đổi phát triển các vùng nuôi tôm theo kỹ thuật tiên tiến, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao.
Nhận biết bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò và giải pháp phòng trị bệnh
Bệnh viêm da nổi cục là bệnh truyền nhiễm trên trâu, bò; bệnh thường xảy ra và bùng phát dịch chủ yếu vào mùa nóng ẩm. Bệnh gây thiệt hại về năng suất do sản lượng sữa giảm mạnh, giảm khả năng sinh sản, sảy thai, tổn thương da, giảm tăng trọng và có thể chết nhiều ở trâu, bò giai đoạn còn non hoặc trâu, bò già sức đề kháng kém. Để chủ động phòng trị và giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra, xin chia sẻ với bà con chăn nuôi một số đặc điểm nhận biết và cách phòng trị như sau:
Đẩy mạnh công tác khuyến nông
Công văn số 2336/BNN-KN ngày 14/4/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy mạnh công tác khuyến nông
Chăn nuôi heo giống theo hướng an toàn dịch bệnh
Với mục tiêu hướng dẫn người chăn nuôi nắm vững biện pháp phòng chống dịch bệnh, Trung tâm Khuyến nông (Sở Nông nghiệp và PTNT) đã triển khai thực hiện mô hình “Hướng dẫn hỗ trợ thực hiện chăn nuôi heo giống an toàn dịch bệnh” tại 2 hộ chăn nuôi ở xã Ân Đức (huyện Hoài Ân) và 1 hộ ở xã Cát Thành (huyện Phù Cát), quy mô 80 con heo giống/hộ.
Phát triển nghề nuôi cá chình
Cá chình là loài cá đặc sản, có giá trị kinh tế cao, đầu ra tương đối ổn định do nhu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu thụ. Ở Bình Định, cá chình chủ yếu phân bố trên đầm Trà Ổ, huyện Phù Mỹ. Hầu hết nguồn con giống cung cấp cho nuôi thương phẩm trong và ngoài tỉnh đều được khai thác từ đầm này.
Hiệu quả kinh tế cao trong ứng dụng công nghệ nano bảo quản sản phẩm thủy sản trên tàu cá
Vào đầu tháng 3/2023, tàu cá mang số hiệu BĐ 95332-TS của chủ tàu Lê Hà Ngọc (xã Hoài Hải - thị xã Hoài Nhơn) cập bến Cảng cá Quy Nhơn với hơn 20 con cá ngừ đại dương được đánh bắt và bảo quản bằng công nghệ nano.
Hiệu quả cao khi thâm canh cây bắp trên đất lúa chuyển đổi
Thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tập trung tăng cường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi diện tích đất trồng lúa, mía, mì kém hiệu quả sang sản xuất các loại cây trồng cạn khác. Theo đó, vụ Đông Xuân 2021 - 2022 và Hè Thu 2022, Trung tâm triển khai thực hiện mô hình trồng thâm canh cây bắp trên đất chuyển đổi tại các huyện Phù Cát, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh và TX Hoài Nhơn với quy mô 8 ha/77 nông hộ.
Mô hình nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản: Góp phần phát triển bền vững nghề nuôi thủy sản
Năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai thực hiện mô hình nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá trong ao sinh thái cây ngập mặn tại xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước và xã Cát Minh, huyện Phù Cát. Các hộ nuôi được hỗ trợ 50% chi phí con giống, vật tư thiết yếu, được hướng dẫn kỹ thuật từ khâu cải tạo ao, xử lý nước, thả giống, đến chăm sóc, quản lý, phòng bệnh..., đã tiến hành thả 100 nghìn con giống tôm sú (3 - 5 cm/con), 1.000 con cá chua (6 cm/con) và 2.000 con cua xanh giống (1,5 cm/con).
Hiệu quả mô hình sản xuất súp lơ vàng
Nhằm giúp nông dân từng bước đa dạng hóa các giống rau, cung ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đồng thời từng bước đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh của giống súp lơ vàng chịu nhiệt tại Bình Định.
Điểm sáng từ mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn
Bình Định là một trong những tỉnh có nghề trồng rừng phát triển mạnh, toàn tỉnh hiện có 124.871 ha rừng trồng, rừng quy hoạch chức năng sản xuất là 73.284 ha, trong đó, rừng trồng cây Keo các loại chiếm trên 80% rừng sản xuất. Mặc dù, diện tích và sản lượng gỗ rừng trồng sản xuất đã tăng trong thời gian qua, mỗi năm khai thác khoảng 8.000 ha, sản lượng khoảng 01 triệu tấn gỗ, nhưng chỉ có 15-20% trong số đó được phục vụ cho ngành chế biến gỗ, còn lại chủ yếu phục vụ cho các nhà máy chế biến dăm và sản xuất viên nén. Do vậy, giá trị kinh tế còn thấp, chưa có các giải pháp về kỹ thuật và chính sách để phát triển rừng trồng gỗ lớn phục vụ cho sản xuất đồ mộc, gỗ xuất khẩu với giá trị kinh tế cao.
Máy sạ lúa theo cụm: Tiến bộ kỹ thuật mới trong cơ giới hóa khâu xuống giống
Tích hợp những ưu điểm, đồng thời khắc phục được những hạn chế của cả 2 hình thức sạ lan và máy cấy, máy sạ cụm đang được nông dân ĐBSCL đón nhận.
Hiệu quả bước đầu mô hình nuôi cá chình thương phẩm trong ao nước ngọt
Trong những năm qua, phong trào nuôi cá nước ngọt ở huyện Hoài Ân (tỉnh Bình Định) phát triển khá mạnh nhờ có nguồn nước dồi dào, đảm bảo nước cấp quanh năm, đã đem lại nguồn thu nhập khá ổn định cho các hộ dân nuôi cá nước ngọt.
Triển vọng từ mô hình Trồng Lan Dendro cắt cành
Với mục đích đa dạng các loại cây trồng, phát triển làng nghề trồng hoa và cây cảnh. Đồng thời góp phần xây dựng các mô hình khuyến nông sinh thái ngày càng phát triển bền vững. Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã xây dựng và triển khai mô hình “Trồng Lan Dendrobium cắt cành” tại thành phố Quy Nhơn và thị xã An Nhơn trong giai đoạn 2021 – 2023.
Thâm canh cây dừa xiêm theo hướng hữu cơ, năng suất cao và thích ứng với biến đổi khí hậu
Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Hoài Ân tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình “Thâm canh dừa theo hướng hữu cơ” tại xã Ân Đức, huyện Hoài Ân. Mô hình được triển khai tại 05 hộ dân, với 500 cây dừa xiêm lấy nước đang trong thời kỳ kinh doanh 4 – 5 năm tuổi.
Nuôi sá sùng, nghề mới nhiều triển vọng
Sá sùng đang được xem là một trong những đối tượng nuôi mới phù hợp ở vùng ven đầm Đề Gi. Năm 2022, từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III triển khai mô hình nuôi sá sùng tại xã Cát Minh, huyện Phù Cát, với 5 hộ tham gia, tổng diện tích 10.000 m2. Kết quả bước đầu cho thấy, sá sùng thích nghi và phát triển tốt trong ao nước lợ, phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng ở khu vực đầm Đề Gi, mở ra nhiều triển vọng cho người dân tại địa phương.
Thâm canh cây dừa theo hướng hữu cơ: Đem lại thu nhập cao, ổn định và bền vững
Với mục đích nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm từ cây dừa, đem lại thu nhập cao, ổn định và bền vững cho người dân, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã xây dựng và nhân rộng mô hình thâm canh cây dừa theo hướng hữu cơ. Năm 2022, Trung tâm triển khai mô hình “Thâm canh cây dừa theo hướng hữu cơ” cho 15 hộ trồng dừa tại thôn Tân An, xã Hoài Châu, TX Hoài Nhơn với quy mô 500 cây dừa ta trên 20 năm tuổi. Đa số các hộ dân tham gia mô hình đều có vườn dừa trồng lâu năm già cỗi, việc chăm sóc, bảo vệ, phòng trừ sâu bệnh chưa được chú trọng; năng suất thu hoạch dừa hằng năm thấp, bình quân chỉ từ 25 - 30 quả/cây/năm.
Nuôi thâm canh bò thịt Kobe đạt hiệu quả cao
Để thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững, nhiều năm qua, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai nhiều mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao. Năm 2022, Trung tâm tiếp tục thực hiện mô hình nuôi thâm canh bò chất lượng cao (sử dụng giống bò lai Kobe 6 - 12 tháng tuổi) kết hợp với trồng cỏ, quy mô 5 con bò và 2.500 m2 đất để trồng cỏ, tại 2 xã Bình Nghi và Bình Thành, huyện Tây Sơn. Các hộ tham gia thực hiện mô hình được Nhà nước hỗ trợ 50% chi phí vật tư về thuốc và giống cỏ Mulato. Các hộ dân tham gia mô hình phải đảm bảo các điều kiện về chuồng trại nuôi nhốt, có bò Kobe ở giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi, trọng lượng bình quân khoảng 230 kg/con, được nuôi với mục đích hướng thịt.
Một số yêu cầu về chuồng trại, giống trong chăn nuôi gà hữu cơ
Vị trí khu vực chăn nuôi ở khu cao ráo, dễ thoát nước, cách xa khu vực môi trường bị ô nhiễm hoặc khu tập kết xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải bệnh viện.
Bảo vệ và chống thất thoát thủy sản trong mùa mưa bão
Theo nhận định từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, sau khi vào biển Đông, bão số 4 (tên Quốc tế Noru) có thể vẫn duy trì sức gió rất mạnh cấp 13 – 14, giật cấp 16; khi vào gần bờ có thể vẫn mạnh, cấp 12 – 13, giật cấp 15. Để chủ động phòng thiệt hại thủy sản nuôi, các hộ nuôi trồng thủy sản cần lưu ý một số biện pháp sau:
Thêm một phương án xử lý chất thải chăn nuôi đạt hiệu quả cao
Xử lý chất thải để đảm bảo môi trường nuôi heo luôn là vấn đề nan giải đối với người chăn nuôi. Đến nay, công nghệ làm hầm biogas được xem là giải pháp tốt nhất và được hầu hết các trang trại chăn nuôi áp dụng. Gần đây, ông Nguyễn Văn Thi, một chủ trại nuôi heo ở thôn Thuận Phong, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát, đã đưa hệ thống máy ép tách phân vào áp dụng ở trại heo 2.000 con v à kết quả bước đầu khá tốt.
Ứng dụng Polyurethane (PU Foam) trong bảo quản hải sản trên tàu cá
Đối với nghề khai thác thủy sản xa bờ và dịch vụ hậu cần nghề cá, việc bảo quản sản phẩm sau thu hoạch có vai trò đặc biệt quan trọng. Việc bảo quản sản phẩm tốt sẽ góp phần tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế của chuyến biển.,..
Mô hình “nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá trong ao sinh thái cây ngập mặn”: Hiệu quả kinh tế cao
Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp (DVNN) huyện Phù Cát vừa tổ chức hội thảo tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện mô hình khuyến nông “Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá trong ao sinh thái cây ngập mặn” tại ao nuôi 10.000 m2 của ông Lê Kim Đông, ở xã Cát Minh.
Trung tâm Khuyến nông Bình Định: Triển khai mô hình xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ
Theo số liệu thống kê năm 2021, Bình Định có diện tích trồng rau các loại khoảng 15.128 ha, năng suất đạt 180 tạ/ha. Việc trồng rau liên tục trên cùng một diện tích đất và tập quán canh tác chủ yếu sử dụng phân bón hóa học, ít dùng phân bón hữu cơ dẫn đến tình trạng thoái hóa, bạc màu đất, năng suất và chất lượng rau giảm, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của bà con.
Thu nhập cao từ mô hình nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá
Với mục đích đa dạng hóa đối tượng và hình thức nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế, ổn định môi trường, giảm thiểu dịch bệnh, tăng thu nhập, ổn định KT-XH vùng dầm, ven biển, năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai thực hiện mô hình “Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá trong ao sinh thái cây ngập mặn” trên ao nuôi diện tích 10.000 m2 của ông Nguyễn Thế Lập tại thôn Vinh Quang 2, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước.

Lượt truy cập: 37471

Đang truy cập: 31