Trung tâm khuyên nông Bình Định
TIN TỨC, SỰ KIỆN

Hiệu quả mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI) theo hướng chất lượng, hữu cơ tại xã Hoài Mỹ

Nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng, hữu cơ, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cung cấp cho thị trường, an toàn cho người tiêu dùng. Đồng thời, từng bước nâng cao trình độ kỹ thuật thâm canh lúa theo hướng chất lượng, hữu cơ cho các hộ dân. Vụ Hè Thu năm 2023, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã Hoài Nhơn đã triển khai thực hiện mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI) theo hướng chất lượng, hữu cơ tại thôn Xuân Vinh, xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn quy mô 05 ha, với 57 hộ tham gia.

 02/08/2023 08:14:10 |  342

Hiệu quả mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI) theo hướng chất lượng,  hữu cơ tại xã Hoài Mỹ

Các hộ dân tham quan mô hình. Ảnh – TTKN

Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 50% kinh phí về giống, vật tư thiết yếu để triển khai mô hình. Mô hình sử dụng giống lúa Đài thơm 8, mật độ lượng giống được gieo sạ 05 kg/sào (500 m2), nông dân được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và sử dụng phân bón theo hướng hữu cơ giúp cây khỏe, đẻ nhánh mạnh; áp dụng tốt các biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM nên cây lúa ít nhiễm sâu bệnh hại so với trước đây. Các đối tượng bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh lem lép hạt,... trong ruộng mô hình không nhiễm hoặc nhiễm bệnh nhẹ, cây lúa sinh trưởng khá, cứng cây, chống chịu khá tốt với các đối tượng sâu bệnh và giữ được màu xanh lá lúa.

Sau thời gian sinh trưởng 110 ngày, với số hạt chắc/bông đạt 95 hạt, trọng lượng 1.000 hạt đạt 23 gam; tỷ lệ hạt lép 15,2% thấp hơn so với đối chứng 7,8%; hạt lúa thon dài, độ đóng hạt dày; năng suất lúa trung bình đạt 62 tạ/ha, lợi nhuận đem lại 17.840.000 đồng/ha, cao hơn so với ruộng đối chứng 4.070.000 đồng/ha.

Theo các hộ dân, tập quán canh tác lúa trước đây chủ yếu sử dụng phân bón hóa học đã làm cho đất đai ngày càng chua, bạc màu, gây chết các loài sinh vật tự nhiên, làm đất chai cứng, mất độ tơi xốp, cây lúa bị nhiễm sâu, bệnh nặng; công tác phòng trừ chủ yếu là dùng thuốc hóa học và thực tế cho thấy hiệu quả diệt trừ rất cao, nhanh chóng dập các đợt sâu bệnh gây hại trên đồng ruộng nhưng để lại hậu quả rất nghiêm trọng như tiêu diệt thiên địch, làm mất cân bằng hệ sinh thái, làm ô nhiễm môi trường, nguồn nước, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn tại quá mức trong sản phẩm. Theo tính toán, chi phí thuốc bảo vệ thực vật và công phun thuốc của việc canh tác lúa trước đây cao hơn 6 triệu đồng/ha so với việc canh tác lúa theo hướng chất lượng hữu cơ mà mô hình đã triển khai.

Kỹ sư Trần Thị Kim Oanh, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã Hoài Nhơn, cán bộ kỹ thuật trực tiếp theo dõi mô hình, cho biết: mô hình sử dụng toàn bộ 100% phân hữu cơ nên cải tạo đất tốt, đất tơi xốp, cây lúa cứng, cây ít nhiễm sâu bệnh; các loại thiên địch trong ruộng lúa phát triển, đặc biệt là các loài ong ký sinh, nhện chân dài, nhện sói, bọ rùa đỏ,...đã khống chế được mật độ sâu gây hại trên ruộng lúa, giúp giảm chi phí sử dụng thuốc, công lạo động và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, việc giảm lượng giống gieo sạ và mật độ gieo sạ hợp lý giúp thân lúa khỏe hơn, đồng thời áp dụng phương pháp tưới ướt khô xen kẽ giúp cây lúa tăng khả năng chống chịu các hiện tượng thời tiết cực đoan, qua đó giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất lúa, chất lượng lúa được nâng cao, lợi nhuận đem lại cao hơn hẳn so với trước đây.

Với việc triển khai mô hình đã chuyển giao được quy trình kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến theo hướng chất lượng, hữu cơ cho bà con nông dân, giúp giảm được lượng giống gieo sạ, không sử dụng phân bón hóa học, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và tiết kiệm được nước tưới. Qua đó, hình thành tư duy sản xuất thâm canh lúa cải tiến theo hướng chất lượng, hữu cơ để tạo ra nông sản an toàn, chất lượng, đáp ứng cho nhu cầu thị trường, bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng và nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI được đánh giá là biện pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao, đang được các địa phương trong tỉnh tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất./.

BBT



QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về lĩnh vực bảo vệ môi trường nông nghiệp
QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về lĩnh vực bảo vệ môi trường nông nghiệp
KẾ HOẠCH Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định
Quyết định Ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định
Ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định
Triển khai thực hiện Đề án phát triển cây trồng chủ lực và cây ăn quả tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Phụ lục Kế hoạch thông tin tuyên truyền năm 2025 trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định của Trung tâm Khuyến nông
Phê duyệt Kế hoạch thông tin tuyên truyền năm 2025 trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định của Trung tâm Khuyến nông
Phê duyệt Kế hoạch thông tin tuyên truyền năm 2025 trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định của Trung tâm Khuyến nông
Phê duyệt Kế hoạch thông tin tuyên truyền năm 2025 trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định của Trung tâm Khuyến nông

Lượt truy cập: 71142

Đang truy cập: 11