Trung tâm khuyên nông Bình Định
TIN TỨC, SỰ KIỆN
Hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc tại xã Cát Khánh
Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông đã triển khai mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh - thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công Semi-Biofloc với quy mô 1.000 m2 tại hộ ông Phan Đình Đủ, tại thôn An Quang Tây, xã Cát Khánh.
Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, xu hướng tất yếu trong nuôi trồng thủy sản hiện nay
Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường. Tại Việt Nam, nông nghiệp tuần hoàn đang trở thành một xu hướng ngày càng được chú ý, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và sự gia tăng nhu cầu về thực phẩm sạch, an toàn. Xin giới thiệu một số lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản:
Sản xuất cây hành đạt tiêu chuẩn VietGAP nâng cao hiệu quả kinh tế
Nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất cây hành lấy củ, góp phần tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cho người dân, vụ Hè - Thu năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai thực hiện duy trì mô hình sản xuất cây hành đạt tiêu chuẩn VietGAP (năm thứ 2) thuộc Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020 – 2025 cho 18 hộ dân tại xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ với quy mô 01 ha.
Hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc
Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai 3 điểm mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng Bán thâm canh – Thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-BioFloc với quy mô 1.000 m2/điểm, đến nay các mô hình đã có những kết quả khả quan.
Ứng dụng cơ giới hóa (khâu gieo sạ) trong thâm canh lúa góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế
Nhằm hạn chế sức lao động trong khâu làm đất và xuống giống, góp phần tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa, vụ Thu 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với HTX Nông nghiệp Nhơn Tân (thị xã An Nhơn) triển khai thực hiện mô hình ứng dụng cơ giới hóa (khâu gieo sạ) trong thâm canh lúa cải tiến gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm trên diện tích 05 ha, có 42 hộ tham gia, sử dụng giống lúa thuần ĐV108.
Ðẩy mạnh sản xuất nông nghiệp an toàn, hiệu quả
Năm 2023 Trung tâm Khuyến nông Bình Định đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp thông qua việc triển khai nhiều mô hình như thâm canh cây kiệu, cây hành, cây bưởi đạt tiêu chuẩn VietGAP, liên kết sản xuất và tiêu thụ bắp ngọt,…. Kết quả các mô hình mang lại nhiều tín hiệu tích cực, sản phẩm được thị trường ưa chuộng, giúp người nông dân an tâm sản xuất, chất lượng cuộc sống được cải thiện hơn.
Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP
Thực hiện Chương trình hành động số 11-CTr/TU của Tỉnh ủy về “Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020 - 2025”, năm 2023 Trung tâm Khuyến nông Bình Định thực hiện nhiều mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đạt kết quả rất khả quan như: Sản xuất cây kiệu (xã Cát Lâm, huyện Phù Cát), sản xuất cây hành (xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ) và thâm canh cây bưởi (xã Ân Tường Đông và Ân Hữu, huyện Hoài Ân).
Hiệu quả mang lại từ việc áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP
Năm 2023, từ nguồn kinh phí phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đạt hiệu quả cao, tiêu biểu như: Sản xuất cây kiệu trên diện tích 1,0 ha tại xã Cát Lâm, huyện Phù Cát; Sản xuất cây hành 01 ha tại xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ và Thâm canh cây bưởi quy mô 08 ha tại 02 xã Ân Tường Đông, Ân Hữu huyện Hoài Ân.
Thâm canh cây bưởi đạt chuẩn VietGAP
Nhằm giúp nông dân nâng cao ý thức, nắm vững và áp dụng quy trình thâm canh cây bưởi đạt chuẩn VietGAP nâng cao năng suất, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và hiệu quả kinh tế, từ nguồn kinh phí phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, năm 2023 Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã thực hiện xây dựng mô hình “Thâm canh cây bưởi đạt tiêu chuẩn VietGAP”, với quy mô 8 ha tại 2 xã Ân Hữu và Ân Tường Đông, huyện Hoài Ân.
Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình Sản xuất cây hành đạt chuẩn VietGAP
Với mục tiêu chuyển giao và hướng dẫn kỹ thuật trồng hành củ đạt tiêu chuẩn VietGAP, góp phần đa dạng các sản phẩm rau an toàn cung ứng cho thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân. Năm 2023, Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai thực hiện mô hình “Sản xuất cây hành đạt tiêu chuẩn VietGAP” quy mô 01 ha, tại thôn Chánh Trạch 2, xã Mỹ Thọ với 18 hộ dân tham gia.
Trung tâm Khuyến nông: Phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Năm 2023, Trung tâm Khuyến nông (Sở NN&PTNT) phối hợp với Phòng NN&PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện Tây Sơn, Hoài Ân, Phù Mỹ, Phù Cát và TX An Nhơn triển khai thực hiện 4 mô hình trồng trọt ứng dụng công nghệ cao với 7 điểm trình diễn, gồm: Mô hình thâm canh đậu phụng gắn liên kết chuỗi có sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm; thâm canh cây bưởi thời kỳ kinh doanh đạt tiêu chuẩn VietGAP; sản xuất rau đạt tiêu chuẩn VietGAP; liên kết sản xuất và tiêu thụ bắp ngọt. Các mô hình đều mang lại hiệu quả khả quan, qua đó đã chuyển giao cho nông dân kỹ thuật sản xuất ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, an toàn.
Cây hành VietGAP ở xã Mỹ Thọ
Năm 2023, Trung tâm Khuyến nông thực hiện thí điểm trồng hành theo tiêu chuẩn VietGAP tại thôn Chánh Trạch 2, xã Mỹ Thọ (huyện Phù Mỹ), quy mô 1 ha. Mô hình được hỗ trợ 50% chi phí vật tư, giống, người dân đối ứng 50%. Ngoài việc chuyển giao kỹ thuật thâm canh hành theo tiêu chuẩn VietGAP, Trung tâm tổ chức các hoạt động tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP trên rau dưa nói chung, phổ biến các thông tin liên quan để người dân nắm bắt và chuyển đổi dần trong quá trình sản xuất cho 30 hộ dân ở thôn Chánh Trạch 2.
Phát triển cây trồng thế mạnh
Với mục tiêu xây dựng các mô hình khuyến nông phù hợp với thực tế địa phương, giúp nông dân tăng thu nhập, nhiều năm qua Trung tâm Khuyến nông tỉnh (Sở NN&PTNT) thực hiện một số mô hình khuyến nông chuyển giao tiến bộ KHKT, công nghệ trong trồng cây ăn trái cho huyện Hoài Ân, trong đó tập trung vào bưởi, dừa xiêm, mít thái và ổi.
Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng
Thay thế cách nuôi truyền thống, công nghệ Semi-biofloc có thể được coi là một lựa chọn an toàn và hiệu quả hơn cho nuôi tôm mật độ cao. Hệ thống công trình được thiết kế đảm bảo an toàn sinh học và sử dụng biofloc để ức chế vi sinh vật gây bệnh mà bệnh tôm rất hiếm khi xảy ra trong các ao nuôi áp dụng. Hiệu suất sử dụng tài nguyên nước của công nghệ Semi-biofloc rất ấn tượng, tổng lượng nước khoảng 60.000 m3/ha/vụ (giảm 50% so với cách nuôi cũ).
Xây dựng các mô hình khuyến nông bám sát định hướng, phù hợp điều kiện địa phương
Trung tâm Khuyến nông Bình Định (Sở Nông nghiệp và PTNT) đang tập trung xây dựng các mô hình sản xuất bám sát theo định hướng phát triển của tỉnh, đồng thời phù hợp với điều kiện sản xuất của từng địa phương. Các mô hình khuyến nông được gia tăng ứng dụng công nghệ cao, tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Đổi mới hoạt động khuyến nông, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao
Phát huy vai trò tiên phong trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông (Sở NN&PTNT) tập trung kiện toàn bộ máy, sắp xếp nhân sự cho các phòng, trạm; củng cố những hoạt động như: Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thông tin, tuyên truyền kiến thức và đào tạo nghề cho nông dân theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.
Hiệu quả từ mô hình trồng thâm canh cây lạc gắn liên kết chuỗi có sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm
Bình Định là một tỉnh có diện tích sản xuất lạc hàng năm khá lớn với khoảng 10.263 ha, năng suất trung bình 36,7 tạ/ha (theo số liệu thống kê 2021, Cục Thống kê tỉnh Bình Định), và sản lượng cây lạc của tỉnh năm sau đều cao hơn năm trước. Có được kết quả đó là do làm tốt công tác chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại và đặc biệt là ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến nhằm tăng năng suất, chất lượng và tăng hiệu quả sản xuất cây lạc như áp dụng hệ thống tưới phun mưa, công cụ gieo hạt…
Thâm canh cây lạc gắn liên kết chuỗi có sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm: Hiệu quả kinh tế từ mô hình ứng dụng CNC trong nông nghiệp
Thực hiện chương trình Khuyến nông năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát triển khai thực hiện mô hình “Thâm canh cây lạc gắn liên kết chuỗi có sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm” tại xã Cát Lâm.
Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản tại Bình Định
Ứng dụng công nghệ cao (CNC) trong nuôi trồng thủy sản nhằm góp phần tạo ra con giống và sản phẩm đạt chất lượng, có giá trị gia tăng cao và phương thức sản xuất thân thiện môi trường. Bước đầu góp phần tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản trong tỉnh, bảo vệ môi trường nuôi theo hướng ổn định, bền vững. Mặc dù hiện nay tại Bình Định việc ứng dụng công nghệ cao chưa nhiều trong thực tế sản xuất nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên cũng đã mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh.
Thành công từ nuôi tôm công nghệ Semi-Biofloc tại Bình Định
Tại tỉnh Bình Định, nhiều hộ dân nuôi tôm thâm canh đã chuyển đổi từ hình thức nuôi truyền thống sang nuôi tôm theo hướng công nghệ cao. Tuy nuôi tôm công nghệ cao đầu tư ban đầu khá tốn kém nhưng rất “đáng đồng tiền bát gạo” vì cho tỷ lệ nuôi thành công đến 80 – 90%. Vì vậy, không ít người sẵn sàng đầu mô hình này. Họ chính là những người tiên phong tạo niềm tin, làm thay đổi bộ mặt ngành nuôi trồng thủy sản trong tỉnh.
Chăn nuôi gà thả vườn theo hướng đặc sản
Nhằm khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng gà đặc sản, ổn định và bền vững, Mới đây Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp (DVNN) huyện Phù Mỹ thực hiện mô hình chăn nuôi gà đặc sản có giá trị kinh tế cao theo hướng an toàn sinh học. Đến nay bước đầu mô hình đã cho thấy gà sinh trưởng và phát triển tốt.

Lượt truy cập: 48644

Đang truy cập: 148