Trung tâm khuyên nông Bình Định
TIN TỨC, SỰ KIỆN

Hiệu quả từ mô hình trồng thâm canh cây lạc gắn liên kết chuỗi có sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm

Bình Định là một tỉnh có diện tích sản xuất lạc hàng năm khá lớn với khoảng 10.263 ha, năng suất trung bình 36,7 tạ/ha (theo số liệu thống kê 2021, Cục Thống kê tỉnh Bình Định), và sản lượng cây lạc của tỉnh năm sau đều cao hơn năm trước. Có được kết quả đó là do làm tốt công tác chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại và đặc biệt là ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến nhằm tăng năng suất, chất lượng và tăng hiệu quả sản xuất cây lạc như áp dụng hệ thống tưới phun mưa, công cụ gieo hạt…

 26/10/2022 14:00:08 |  396

Hiệu quả từ mô hình trồng thâm canh cây lạc gắn liên kết chuỗi có sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm

Kiểm tra sinh trưởng, phát triển cây lạc tại xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh. Ảnh - Nguyễn Cường

Qua thực tế triển khai trong 2 năm cho thấy mô hình đã đạt được một số kết quả như sau:

Trong 2 năm từ 2021 - 2022, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã thực hiện mô hình “Trồng thâm canh lạc gắn liên kết chuỗi có sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm” với 5 điểm trình diễn tại các huyện Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Phù cát với tổng diện tích 15 ha/5 điểm.

a. Về kỹ thuật: góp phần chuyển giao kỹ thuật đến nông dân tại địa phương về ứng dụng hệ thống tưới, quy trình bón phân, quản lý và phòng trừ sâu bệnh hại trên cây lạc hiệu quả, năng suất lạc thực thu trung bình các mô hình đạt 38,5 tạ/ha.

b. Về kinh tế:

- Hiệu quả kinh tế trong mô hình cao hơn ngoài mô hình, góp phần tăng thu nhập ổn định cho người dân từ 27,927 - 44,975 triệu đồng/ha.

-  Lắp đặt hệ thống tưới bán tự động với chi phí ban đầu khoảng 45 triệu đồng/ha, khấu hao trong 5 năm, mỗi năm 9 triệu đồng. Trong khi đó chi phí cho tưới ống dây truyền thống mỗi năm khoảng 14 triệu đồng; nhưng hiệu quả việc áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho thấy tiết kiệm được công tưới, chi phí hệ thống tưới mỗi năm (9 triệu) thấp hơn tưới truyền thống mỗi năm (14 triệu). Sử dụng phương pháp tưới phun mưa lượng nước được phun đều khắp ruộng cung cấp nước đủ và kịp thời, lạc không bị ngập úng, không đọng nước trên ruộng, năng suất cao và hạn chế bệnh hại. Để giảm chi phí lắp đặt bà con có thể thay ống cứng PVC thành ống mềm PE để giảm chi phí lắp đặt ban đầu và thuận lợi hơn khi tháo dỡ hệ thống.

c. Về xã hội, môi trường:

- Qua mô hình nông dân đã có cách nhìn đúng đắn hơn về đầu tư, thâm canh, thực hiện đúng quy trình sản xuất cây lạc có sử dụng hệ thống ống tưới nước tiết kiệm. Thông qua việc triển khai, thực hiện mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất là một yếu tố để tăng năng suất cây lạc; bảo vệ đất trồng không bị xói mòn, rửa trôi, góp phần bảo vệ môi trường.

- Mô hình tại Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh thực hiện trong vụ Hè Thu 2022, đã thay đổi về mặt tư duy, nhận thức của bà con tại xã Vĩnh Quang, lạc sản xuất được trong vụ Hè, Thu, cho năng suất cao, vấn đề là chúng ta chủ động được hệ thống tưới và kỹ thuật trồng, chăm sóc.

- Áp dụng biện pháp tưới phun mưa, giảm công chăm sóc, giảm tiêu tốn điện năng.

- Nâng cao trình độ nhận biết sâu bệnh hại lạc và sử dụng thuốc BVTV hợp lý, giúp nông dân ý thức được tác hại của việc lạm dụng thuốc BVTV, giảm ô nhiễm môi trường, giảm tồn dư hóa chất trong nông sản, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Từ kết quả đạt được cho thấy đây là mô hình có tính nhân rộng cao, khả năng sẽ mở rộng diện tích trong thời gian đến ở các địa phương có diện tích sản xuất lạc tâp trung trong tỉnh đặc biệt ở các huyện Phù Cát, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh. Từ đó hình thành vùng sản xuất cây lạc tập trung có ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất./.

 

 

Nguyễn Cường



Lượt truy cập: 41409

Đang truy cập: 4294967196