Trung tâm khuyên nông Bình Định
TIN TỨC, SỰ KIỆN
Nghiệm thu đưa vào sử dụng bảng pano tuyên truyền bảo vệ rừng
Cuối tháng 7, tại thôn An Xuyên 3, xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với UBND xã Mỹ Chánh tiến hành nghiệm thu, đưa vào sử dụng công trình “Bảng pano tuyên truyền bảo vệ rừng ngập mặn”. Đây là một trong những nội dung triển khai thuộc chương trình nghiệp vụ quản lý rừng sinh thái năm 2024 của Trung tâm Khuyến nông.
Kỹ thuật trồng cây dừa nước
Dừa nước hay còn gọi Dừa lá (Nypa fruticans) phân bố tự nhiên ở ven sông, rạch vùng nước lợ; sinh trưởng tốt nhất ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, cận xích đạo, quanh năm nóng, không có tháng lạnh; là loài cây ngập mặn phổ biến tại đồng bằng Nam Bộ, ven sông, đầm, phá ven biển miền Trung. Dừa nước là loài thực vật duy nhất trong họ cau sinh sống trong đầm lầy, nước mặn, đây là môi trường dinh dưỡng để cây phát triển.
Nỗ lực trồng rừng ngập mặn thích ứng biến đổi khí hậu
Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt, có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cho tính đa dạng sinh học cao. Ngoài chức năng như lá phổi điều hòa môi trường, đây còn là nơi ương dưỡng ấu thể động vật thủy sinh, duy trì và phát triển nguồn lợi thủy sản, nơi trú ngụ của nhiều loài động vật như chim, cò...
Trồng phân tán cây ngập mặn tại đầm Đề Gi
Từ nguồn kinh phí nghiệp vụ quản lý rừng sinh thái năm 2024, tháng 5/2024 Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai trồng phân tán 1.500 cây mắm biển trên đầm Đề Gi tại Khoảnh 1a, tiểu khu 216A, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Quản lý, thu gom rác thải trên xóm Cồn Chim
Nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm rác thải, đồng thời nâng cao ý thức cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn. Cuối tháng 5.2024, UBND xã Phước Sơn đã ký hợp đồng với HTX Thương mại Dịch vụ (TMDV) Cồn Chim Xanh để triển khai thu gom rác thải sinh hoạt tại xóm Cồn Chim, thôn Vinh Quang 2, xã Phước Sơn.
Vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn
Đầm Thị Nại với diện tích khoảng 5.000 ha và đã từng được coi là một trong những nơi quan trọng trong kế hoạch quản lý đầm phá của nước ta. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có tính đa dạng sinh học cao, nguồn lợi thủy sản dồi dào và duy trì sự ổn định về môi trường, phát triển hài hòa của các loài thủy sinh vật và sinh kế của cộng đồng dân cư sống ven đầm.
Nỗ lực chăm sóc, bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn
Bình Định với bờ biển dài 134 km, có hai đầm nước lợ có diện tích lớn là đầm Thị Nại (diện tích 5.060 ha) và đầm Đề Gi (diện tích 1.600 ha). Diện tích rừng ngập mặn tại 2 đầm này vốn rất lớn với hơn 1.000 ha trước năm 1975.
Bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn
Cồn chim nằm giữa đầm Thị Nại (Bình Định) có hệ sinh thái rừng ngập mặn rộng hàng trăm ha trở thành nơi trú ngụ lý tưởng cho nhiều loài chim.
Trung tâm Khuyến nông Bình Định phát huy vai trò trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn
Năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai công tác chăm sóc, tuyên truyền bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn đạt nhiều kết quả khả quan, góp phần chung vào công tác bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng.
Nỗ lực trong công tác trồng phân tán cây ngập mặn
Năm 2022, thực hiện kế hoạch trồng cây ngập mặn phân tán, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai trồng 2.100 cây Đước tại khu vực Cồn Trạng, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước thuộc Khu sinh thái Cồn Chim – đầm Thị Nại.
Tập huấn, tuyên truyền bảo vệ rừng ngập mặn
Bình Định có hai đầm nước lợ diện tích tương đối lớn là đầm Thị Nại (5.060 ha) và đầm Đề Gi (1.600 ha). Trước năm 1975, diện tích rừng ngập mặn 02 đầm này lên tới trên 1.000 ha. Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển nuôi trồng thủy sản và quá trình đô thị hóa làm cho diện tích rừng ngập mặn ngày càng suy giảm nghiêm trọng, kéo theo các vấn đề về ô nhiễm môi trường sinh thái, thiên tai, xâm nhập mặn, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản,...
Chung tay bảo vệ rừng ngập mặn
Nhằm khôi phục hệ sinh thái rừng ngập mặn, tái tạo nguồn lợi thủy sản, nhiều năm qua ngành nông nghiệp tỉnh có một số chương trình, hoạt động hướng tới việc trồng mới, đa dạng hóa cây rừng ngập mặn, và tích cực bảo vệ những vùng rừng đang lên xanh.
Trung tâm Khuyến nông Bình Định: Ươm thử nghiệm giống cây Dừa nước đạt nhiều kết quả khả quan
Nhằm đa dạng hóa giống cây lâm nghiệp đối với công tác trồng rừng ngập mặn (RNM), tạo được được hệ sinh thái RNM đa dạng vốn có và tạo ra giống mới có khả năng chống chịu sâu bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt khi đưa ra trồng rừng trên vùng bãi triều ven đầm. Đồng thời, góp phần tạo ra một giống cây trồng RNM mới phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng của các bãi triều ven đầm trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Phát động Cuộc thi “Ảnh về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước của Việt Nam”
Đất ngập nước được đánh giá là hệ sinh thái rất quan trọng bởi làm gia tăng sự đa dạng sinh học, góp phần giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, duy trì nguồn nước ngọt sẵn có, cung cấp nguyên liệu cho nền kinh tế thế giới,…; các vùng đất ngập nước đang biến mất nhanh hơn 03 lần so với rừng và là hệ sinh thái bị đe dọa nhiều nhất trên Trái Đất.
Cồn Chim ký sự: Trồng rừng, yêu luôn cây đước cây bần
Gắn bó với rừng ngập mặn trên đầm Thị Nại hàng chục năm nay, ngày nào ông cũng đi thăm, nhiều khi thăm nhiều hơn thăm con thăm cháu, nên không thể không yêu…
Kết quả công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn
Thực hiện nhiệm vụ được giao năm 2021, Trạm Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp trực thuộc Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai công tác chăm sóc, tuyên truyền bảo vệ rừng và phát triển rừng ngập mặn đạt nhiều kết quả khả quan, góp phần chung vào công tác bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng.

Lượt truy cập: 41483

Đang truy cập: 4294966776