Trung tâm khuyên nông Bình Định
TIN TỨC, SỰ KIỆN
Kế hoạch diệt chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt năm 2024
Thực hiện Chỉ thị số 1900/CT-BNN-BVTV ngày 15/03/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt; Văn bản số 1966/UBND-KT ngày 18/3/2024 của UBND tỉnh Bình Định về việc triển khai thực hiện Chỉ thị của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt.
Một số giải pháp kỹ thuật ứng phó trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài, mưa dông bất thường
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật. Kết quả quan trắc vùng nuôi tiềm ẩn mầm bệnh, kết hợp với các yếu tố bất lợi của môi trường do thời tiết nắng nóng thì khả năng bùng phát dịch bệnh là rất cao. Bên cạnh đó, dịch bệnh trên thủy sản nuôi đã xảy ra trên một số vùng nuôi trọng điểm trên địa bàn tỉnh với các bệnh nguy hiểm như: Hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), KHV, vi khuẩn Aeromonas spp…
Biện pháp phòng trừ cỏ dại, ốc bươu vàng và chuột hại lúa vụ Thu năm 2024
Hiện nay, nông dân trên địa bàn tỉnh đang chuẩn bị làm đất để triển khai sản xuất vụ Thu 2024. Để giúp nông dân chủ động phòng trừ các đối tượng sinh vật hại giai đoạn đầu vụ (cỏ dại, chuột, ốc bươu vàng), Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hướng dẫn một số biện pháp như sau:
Biện pháp phòng trừ chuột gây hại lúa vụ Đông Xuân 2023 - 2024
Hiện nay, lúa Đông Xuân chân cao sạ cưỡng giai đoạn đứng cái - làm đòng; lúa chân 3 vụ đang ở giai đoạn cuối đẻ nhánh; lúa chân 2 vụ đại trà đang ở giai đoạn đẻ nhánh - đẻ nhánh rộ.
Phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa
Theo thông báo từ Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh, hiện nay lúa Đông Xuân chân cao sạ cưỡng giai đoạn trỗ – ngậm sữa; lúa chân 3 vụ đang ở giai đoạn làm đòng – trỗ; lúa chân 2 vụ đại trà đang ở giai đoạn cuối đẻ nhánh – tượng khối sơ khởi. Bệnh đạo lá, cổ lá tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa chân 2 vụ giai đoạn cuối đẻ nhánh – làm đòng; bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh gây hại lúa chân 3 vụ và chân cao sạ cưỡng giai đoạn trỗ – ngậm sữa – chắc xanh, nhất là trong điều kiện thời tiết ngày nắng ấm, đêm lạnh, sương mù.
Tác hại của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)
Việc sử dụng biện pháp hóa học để phòng trừ sâu bệnh trong một thời gian dài đã gây ra nhiều tác hại đáng kể. Trong khi sử dụng thuốc người ta nhận thấy muốn đạt được hiệu quả trừ sâu như lúc ban đầu, hàng năm cần phải tăng nồng độ thuốc. Cho đến một lúc nào đó, sâu bệnh trở nên quen thuốc và không còn bị chết do thuốc, là lúc sâu đã hình thành tính kháng thuốc. Từ việc kháng một loại thuốc, do sự sử dụng không đúng cách con người đã tạo ra các chủng sâu kháng lại tất cả các loại thuốc trừ sâu.
Một số giải pháp khắc phục ảnh hưởng của thời tiết đến tôm nuôi
Trong thời gian tới, thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là trong giai đoạn chuyển mùa từ tháng 4 – 6 sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của tôm nuôi nước lợ và tôm hùm nuôi lồng. Từ đó dẫn tới dịch bệnh dễ xảy ra trên tôm, nhất là bệnh sữa, bệnh đỏ thân trên tôm hùm nuôi và bệnh nhân trắng, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm nuôi nước lợ.
Phòng trừ rầy nâu và rầy lưng trắng hại lúa
Hiện nay thời tiết nắng nóng, độ ẩm không khí cao, mưa nắng xen kẽ rất thuận lợi cho rầy trưởng thành đẻ trứng và phát triển mạnh. Qua kiểm tra của Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh, rầy nâu, rầy lưng trắng đang phát sinh trên chân lúa 3 vụ giai đoạn ngậm sữa – chắc xanh và lúa chân 2 vụ giai đoạn đòng – trỗ. Phát dục rầy tập trung pha trưởng thành – trứng, rầy non bắt đầu nở. Để hạn chế thiệt hại do rầy nâu và rầy lưng trắng gây ra trong quá trình chăm sóc lúa bà con nên lưu ý một số vấn đề sau:
Phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa vụ đông xuân 2021 - 2022
Hiện nay lúa Đông Xuân chân cao sạ cưỡng đang giai đoạn làm đòng – trỗ, lúa chân 3 vụ giai đoạn đẻ nhánh – tượng khối sơ khởi, lúa chân 2 vụ giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh – đẻ nhánh rộ. Thời tiết vụ Đông Xuân năm nay hay có mưa phùn, sương mù liên tục trong nhiều ngày là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn lây lan, phát triển và gây hại nặng. Đặc biệt những chân ruộng sạ dày và bón thừa phân đạm rất dễ bị nhiễm bệnh. Vì vậy trong quá trình chăm sóc cây lúa bà con nông dân cần chú ý theo dõi các triệu chứng và có biện pháp phòng trừ thích hợp như sau:
CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ VỚI MÙA MƯA BÃO TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm có thể xuất hiện nhiều hình thái thiên tai (mưa giông, bão, thời tiết thay đổi cực đoan,…) gây bất lợi cho nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, để tránh thiệt hại cho người nuôi trồng thủy sản thì việc chủ động các biện pháp phòng, chống thiên tai, đặc biệt là trong mùa mưa bão là rất cần thiết.

Lượt truy cập: 37471

Đang truy cập: 4294967268