10/03/2022 14:33:31 | 333
Lúa bị nhiễm rầy tại xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn
1. Quan sát hình thái, gây hại của rầy
- Rầy nâu trưởng thành có màu nâu; rầy lưng trắng có màu trắng xám. Rầy trưởng thành có 2 dạng hình: Cánh dài và cánh ngắn.
- Rầy đẻ trứng thành ổ trong bẹ và gân chính của lá lúa, hình quả chuối, mới đẻ màu trắng trong, trước khi nở có điểm mắt màu nâu đỏ.
- Cả rầy non và rầy trưởng thành đều có tập tính bò ngang, dễ phát hiện, thường sống tập trung ở gốc và thân cây lúa, phần sát mặt nước để gây hại.
2. Biện pháp phòng trừ
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phát hiện và xử lý rầy khi có mật số cao.
- Khi phát hiện rầy trên đồng ruộng thì phải phun thuốc trừ rầy. Khi phun thuốc phải tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”: Đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách.
- Khi phát hiện rầy có mật độ từ 1.000 – 5.000 con/m2, dùng một trong các loại thuốc trừ rầy sau để phun:
+ Thuốc Chess 50WG, liều lượng 3 gói (7,5 gam/gói) thuốc pha 24 lít nước phun 1 sào (500 m2);
+ Thuốc Acnipyram 50WP (Chet Ray), liều lượng 21 gam thuốc pha 24 lít nước phun 1 sào.
- Đối với ruộng có mật độ rầy cao trên 5.000 con/m2, sử dụng:
+ 100 ml Bassa 50 EC hỗn hợp với 15 gam Chess 50 WG pha 32 lít nước phun 1 sào;
+ Thuốc Acnipyram 50WP (Chet Ray), liều lượng 28 gam thuốc pha 32 lít nước phun 1 sào.
Chú ý: Phun thuốc vào phần thân, gốc cây lúa và giữ mực nước trong ruộng 3 – 5 cm. Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát. Lúa đang trỗ bông, chỉ phun thuốc vào chiều mát để không ảnh hưởng đến phơi màu của lúa./.
Quang Thạch
Lượt truy cập: 48670
Đang truy cập: 106