23/12/2024 13:50:59 | 71
Ảnh minh họa
1. Biện pháp chăm sóc cây trồng
a/ Đối với cây lúa
- Đối với diện tích lúa chưa gieo sạ và gieo sạ lại: Chân ruộng cao thoát nước tốt, gieo sạ ngay sau khi nước rút. Đối với chân ruộng trũng, thoát nước kém tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết, thông báo, hướng dẫn gieo sạ sau 25/12/2024 đến đầu tháng 01/2025 khi dự báo hết mưa lớn. Hướng dẫn nông dân sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn như: PC 6, MT 10, SV 181, TBR 36, An Sinh 1399, … để gieo sạ đảm bảo kịp thời vụ, không ảnh hưởng đến sản xuất vụ sau.
- Đối với diện tích mới gieo sạ bị ngập úng, tiến hành chỉ đạo, hướng dẫn bà con nông dân các biện pháp tiêu úng, thoát nước kịp thời, tiến hành chăm sóc, bón phân kết hợp phun các loại phân bón qua lá, chất kích thích sinh trưởng giúp lúa sớm phục hồi. Cụ thể:
+ Lúa 1-3 lá: Sử dụng phân bón lá, kích thích sinh trưởng: Polyfeed 5 Chim Én, Comcat 150 WP, Atonik 1.8SL, ... để phun qua lá giúp cây lúa nhanh ra rễ và đẻ nhánh tập trung (Liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì).
+ Lúa bắt đầu đẻ nhánh: Tiến hành bón phân đợt 1, bổ sung 2-3 kg DAP/sào để kích thích lúa ra rễ, nhanh hồi phục.
- Đối với diện tích lúa không bị ngập úng: Tiến hành chăm sóc, tỉa dặm, bón phân để lúa sinh trưởng tốt, lượng phân bón đối với từng giai đoạn sinh trưởng cụ thể như sau:
+ Lúa bắt đầu đẻ nhánh (Sau sạ 12 - 15 ngày): Bón 3 kg Urê + 3 kg kali/sào hoặc 6-8 kg phân NPK chuyên dùng cho lúa (NPK lúa 1-2, ĐẦU TRÂU TE A1, …) cho 1 sào (500 m2).
+ Lúa đẻ nhánh rộ (Sau sạ 22 - 25 ngày): Bón 4 kg urê + 2 kg kali/sào hoặc 8 - 10 kg phân NPK chuyên dùng cho lúa giai đoạn 2 (NPK lúa 1-2, ĐẦU TRÂU TE A1, …) cho 1 sào (500 m2).. Lưu ý: Cần bón phân kịp thời, đầy đủ, cân đối giữa đạm, lân và kali để lúa đẻ nhánh khỏe, tập trung.
b/ Đối với cây trồng cạn (lạc, ngô, rau màu)
- Đối với diện tích chưa gieo trồng: Hướng dẫn nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi khẩn trương hoàn thành gieo trồng các cây trồng cạn vụ Đông Xuân trước 31/01/2024. Trước khi gieo trồng cần làm đất bằng phẳng, lên luống, có mương rãnh thoát nước tốt để tránh ngập úng; bón lót vôi, phân bón đầy đủ theo quy trình.
- Đối với diện tích đã xuống giống - giai đoạn cây con: Xới xáo, phá váng kịp thời để tạo độ thoáng tránh bị nghẹt rễ và kết hợp bón bổ sung phân lân, NPK và phun phân bón lá, các chế phẩm vi lượng giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.
2. Biện pháp phòng trừ sinh vật hại
a) Đối với ốc bươu vàng hại lúa
Dùng một trong các loại thuốc như: Starpumper 800WP, liều lượng 17 - 25g thuốc pha 16 lít nước phun cho 1 sào (500 m2); thuốc Anpuma 700 WP, liều lượng 35g thuốc pha 16 lít nước phun cho 1 sào (500 m2); thuốc Boxer 15GR (rải), liều lượng 300g thuốc/sào.
Khi phun rải thuốc trừ ốc bươu vàng, cần giữ nước trong ruộng khoảng 3 - 5cm trong vòng 2 - 3 ngày để diệt ốc hiệu quả. Không để nước ngập đọt lúa.
b) Đối với bọ trĩ, sâu keo, ruồi đục lá lúa
Sử dụng một trong các lại thuốc sau để phun: Fastac 5EC, liều lượng 20 ml thuốc phá 16 lít nước phun 1 sào; thuốc Scorpion 36EC, liều lượng 30 ml pha với 16 lít nước phun 1 sào; Thuốc Eagle 50WG liều lượng 15 gam pha với 16 lít nước phun 1 sào, ...
c) Đối với bệnh lở cổ rễ (chết cây con) hại lạc, cây rau màu
Sử dụng Validacin 5SL, Monceren 250SC, … liều lượng 40 - 50 ml thuốc pha 16 lít nước phun cho 1 sào./.
Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Định
Lượt truy cập: 70639
Đang truy cập: 709