![]() |
20/11/2024 13:41:46 | 176
Mô hình triển khai có hiệu quả trên các hồ chứa thủy lợi lớn của tỉnh Bình Định. Ảnh - TTKN
Theo đó, các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 50% kinh phí về giống, thức ăn và các vật tư thiết yếu. Đồng thời, được tập huấn chuyển giao, hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi.
Trong suốt quá trình thực hiện mô hình, Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp và chính quyền địa phương để thực hiện như thẩm định và xác định vùng nuôi cũng như bè nuôi nhằm đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của mô hình, khả năng đối ứng của chủ hộ để thực hiện mô hình. Bên cạnh đó, Trung tâm tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho các hộ dân tham gia mô hình và cho cộng đồng nuôi cá trong vùng.
Cán bộ kỹ thuật theo dõi và hỗ trợ kỹ thuật cho từng hộ nuôi cá, đảm bảo thực hiện đúng các hướng dẫn kỹ thuật theo quy trình, sau thời gian nuôi và chăm sóc kéo dài 6 tháng, những kết quả đạt được từ mô hình này thật sự rất khả quan. Cụ thể, cá điêu hồng phát triển sinh trưởng tốt, lớn nhanh, tỷ lệ phân đàn thấp, điều này phản ánh không có sự xuất hiện của bệnh tật, góp phần quan trọng vào việc nâng cao tỷ lệ sống (Tỷ lệ sống của cá đạt từ 80% đến 85.6%), nâng cao năng suất, sản lượng. Kích cỡ thương phẩm trung bình của cá đạt khoảng 700 g/con, đây là kích thước lý tưởng cho thị trường tiêu thụ, giúp thu hút được sự chú ý của các nhà phân phối và người tiêu dùng. Năng suất thu hoạch đạt khoảng 51,36 kg/m³, mang lại hiệu quả kinh tế cao, lợi nhuận từ mô hình ước tính khoảng 40-50 triệu đồng cho hộ dân trên diện tích 100 m³ lồng nuôi.
Đặc biệt, việc liên kết tiêu thụ sản phẩm đã giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm cá điêu hồng, từ đó giúp người dân cảm thấy yên tâm hơn khi mở rộng quy mô sản xuất trong tương lai. Mô hình này đã không chỉ tạo ra những sản phẩm nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế mà còn góp phần phát triển bền vững./.
Thanh Thư
Lượt truy cập: 109356
Đang truy cập: 4294965345