Trung tâm khuyên nông Bình Định
TIN TỨC, SỰ KIỆN

Mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học ở Đắc Nông

Theo Trung tâm Khuyến nông Đắc Nông, trong những năm gần đây, chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học ở Đắc Nông đã mang lại nhiều lợi ích cho người chăn nuôi, hạn chế được dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao đời sống và tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.

 13/11/2021 22:17:27 |  280

Mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học ở Đắc Nông

Mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học của gia đình anh Đào Văn Minh ở thôn 4, xã Quảng Tín, huyện Đăk Rlấp là một trong những hộ nuôi gà đầu tiên tại tỉnh Đăk Nông. Cách đây hơn 10 năm, anh mua 450 con gà giống Lương Phượng lai mía từ Thái Nguyên về nuôi, qua 3,5 tháng nuôi trừ hết chi phí, lãi được 24 triệu đồng. Nhận thấy nuôi gà thả vườn có triển vọng anh bắt đầu mở rộng quy mô và tăng đàn, một năm anh nuôi 3 lứa, mỗi lứa anh nuôi từ 1.000 con đến 2.000 con. Sau đó, anh quyết định mua lò ấp và nuôi gà bố mẹ sản xuất con giống để nuôi gà thương phẩm và cung cấp cho những hộ nuôi gà trong thôn.

Theo kinh nghiệm của anh Minh, người nuôi nên thiết kế chuồng úm, nuôi gà phải ấm về mùa đông, mát về mùa hè và tránh được gió lùa, phải chủng ngừa các loại vaccin (Newcastle, gumboro, đậu gà, tụ huyết trùng, cúm gia cầm) cho gà theo lịch trình và gà được 30 ngày tuổi phải sổ giun. Người nuôi gà phải chịu khó kể cả ngày lẫn đêm, nhất là gà trong giai đoạn úm phải thức đêm cho gà ăn, nước uống phải đảm bảo cho gà uống liên tục, pha các loại vitamin và khoáng vào nước cho gà uống hằng ngày, phải đảm bảo đủ nhiệt và điều chỉnh nhiệt độ sao cho gà không bị lạnh và cũng không bị nóng quá, nền chuồng phải luôn khô, có chất độn chuồng, như dăm bào hoặc trấu, nếu để chuồng ẩm ướt gà dễ bị bệnh và tỷ lệ hao hụt sẽ cao. Thời gian úm khoảng 3 - 4 tuần, sau đó thả gà ra có lưới bao xung quanh vườn. Trong giai đoạn này cho gà ăn 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát, nước uống phải đảm bảo sạch và không được thiếu, nên bổ sung thêm thức ăn xanh, các loại khoáng, vitamin nhằm tăng cường sức đề kháng giúp gà tăng trọng tốt hơn. Trong suốt quá trình nuôi từ giai đoạn úm đến xuất bán định kỳ cho gà uống thuốc ngừa cầu trùng và kháng sinh để phòng các bệnh về đường hô hấp và tiêu chảy. Nhờ vậy, đàn gà nhà anh Minh lứa nào cũng phát triển rất tốt, tăng đàn liên tục và cho thu nhập ổn định.

Ưu điểm nuôi gà thả vườn an toàn sinh học dưới tán cà phê, thịt gà săn chắc thơm ngon. Gà có sức đề kháng cao, ít bị bệnh chi phí đầu tư thấp. Tán cà phê là nơi che mát cho gà vào mùa nắng. Khi lá cà phê già cỗi rụng xuống gốc là nơi trú ẩn của một số loại côn trùng như giun, dế... cung cấp thêm một lượng thức ăn giàu dinh dưỡng cho gà.

Bên cạnh đó, người chăn nuôi phải hết sức lưu ý, khi thả gà ra vườn phân gà, chất thải sẽ thẩm thấu xuống đất cùng với tán cây tạo nơi trú ẩn cho các loại vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng thích nghi, phát triển. Đây là nguyên nhân chính gây dịch bệnh, làm tăng chi phí và gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Vì vậy việc khử trùng, tiêu độc định kỳ trong suốt quá trình nuôi cũng như sau mỗi lứa xuất chuồng là hết sức quan trọng.

Mỗi năm anh Minh nuôi 3 lứa gà thương phẩm và tùy vào thời điểm mà anh nuôi số lượng khác nhau nhưng ít nhất cũng 1.000 con/lứa, lợi nhuận từ nuôi gà thịt thương phẩm bình quân là trên 100 triệu đồng/năm. Ngoài ra, anh còn thu nhập thêm từ lò ấp trứng bán giống trên 100 triệu/năm. Về đầu ra của sản phẩm rất ổn định, thương lái đến tận nơi thu mua, số lượng không hạn chế nên bà con yên tâm sản xuất, anh là người đại diện làm đầu mối cho đầu ra của sản phẩm. Trong thời gian tới, anh Minh dự định sẽ mở rộng thêm trang trại để nuôi gà thương phẩm và nuôi gà bố mẹ sản xuất con giống nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường./ 

T.Hiền



QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về lĩnh vực bảo vệ môi trường nông nghiệp
QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về lĩnh vực bảo vệ môi trường nông nghiệp
KẾ HOẠCH Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định
Quyết định Ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định
Ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định
Triển khai thực hiện Đề án phát triển cây trồng chủ lực và cây ăn quả tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Phụ lục Kế hoạch thông tin tuyên truyền năm 2025 trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định của Trung tâm Khuyến nông
Phê duyệt Kế hoạch thông tin tuyên truyền năm 2025 trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định của Trung tâm Khuyến nông
Phê duyệt Kế hoạch thông tin tuyên truyền năm 2025 trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định của Trung tâm Khuyến nông
Phê duyệt Kế hoạch thông tin tuyên truyền năm 2025 trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định của Trung tâm Khuyến nông

Lượt truy cập: 66246

Đang truy cập: 4294967049