![]() |
12/08/2024 08:47:17 | 245
Ông Huỳnh Việt Hùng (ngoài cùng bên trái), Giám đốc Trung tâm Khuyến nông trao chứng nhận VietGAP cho đại diện 11 hộ xã Cát Tài. Ảnh – Nhi Trần
Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các đơn vị: Trung tâm Khuyến nông Bình Định, Chi cục Trồng trọt BVTV; Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phù Cát, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát, UBND xã Cát Tài, Công ty TNHH Kiểm nghiệm Môi trường và Kiểm định Miền Trung cùng 40 hộ nông dân trong và ngoài mô hình.
Mô hình triển khai với quy mô 1,0 ha, 11 hộ nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 50% kinh phí về giống hành và vật tư nông nghiệp để triển khai. Bên cạnh đó các hộ còn được cán bộ hướng dẫn về kỹ thuật sản xuất cây hành đạt tiêu chuẩn VietGAP, theo dõi tình hình sinh trưởng phát triển ở từng giai đoạn, hỗ trợ kịp thời các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, sản phẩm hành được cấp chứng nhận VietGAP.
Trong suốt quá trình theo dõi mô hình hành lấy củ vụ Hè Thu cho thấy cây hành sinh trưởng và phát tiển khá tốt, các loại sâu hại như bọ trĩ, ruồi đục lá, tuyến trùng rễ phát sinh gây hại nhẹ với tỉ lệ 3 - 5%, sâu xanh da láng 5 - 7%. Về các bệnh hại như đốm vòng, khô đầu lá, bệnh thối rễ, thối thân và bệnh thối nhũn củ hành phát sinh gây hại nhẹ với tỉ lệ bệnh từ 3 - 5%.
Sau 4 tháng triển khai thực hiện mô hình, cây hành đạt số củ/bụi trung bình cho 4,0 củ/bụi, năng suất ước đạt 99,7 tạ/ha, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, được thị trường và người tiêu dùng chấp nhận, hiệu quả kinh tế đạt 269 triệu đồng/ha, gấp 4,4 lần so với trồng lạc và gấp 1,9 lần so với trồng hành lá.
Việc xây dựng mô hình sản xuất hành theo tiêu chuẩn VietGAP không chỉ tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn, nâng cao giá trị sản phẩm cho người sản xuất và người tiêu dùng mà còn gắn với trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Chính quyền và các hội đoàn thể địa phương cần có kế hoạch thông tin tuyên truyền, tổ chức nhân rộng mô hình đến các hộ dân để mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập./.
Nhi Trần
Lượt truy cập: 109356
Đang truy cập: 4294965370