02/03/2023 19:42:30 | 241
Mô hình thâm canh cây bắp trên đất chuyển đổi thực hiện tại huyện Vĩnh Thạnh
Các giống bắp được lựa chọn để triển khai gồm DK 6919S, SSC586, MK668, PAC339. Trong thời gian thực hiện, các hộ dân đã được cán bộ kỹ thuật Trung tâm thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn canh tác theo đúng quy trình kỹ thuật nên cây bắp sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sâu bệnh được hạn chế; thời gian sinh trưởng khoảng từ 95 - 105 ngày, cây cứng khỏe, bộ lá xanh bền, bộ rễ chân kiềng chắc khỏe nên khả năng chống đổ tốt, chịu thâm canh, thích hợp sử dụng canh tác tại địa phương; năng suất cao, trung bình 68,7 tạ/ha; cá biệt mô hình tại xã Hoài Châu, TX Hoài Nhơn đạt 71,1 tạ/ha; lợi nhuận bình quân đạt hơn 11 triệu đồng/ha, cao hơn so với trồng lúa trên cùng chân đất 3,3 triệu đồng/ha.
Thực tế cho thấy, với mô hình, nông dân dần nắm vững kỹ thuật thâm canh cây bắp, bón phân hợp lý, giảm phụ thuộc vào thuốc bảo vệ thực vật, phân bón vô cơ, tưới nước hợp lý, giảm tích tụ hóa chất độc hại trong nông sản, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Ở tỉnh Bình Định, cây bắp thích ứng với nhiều vùng sinh thái khác nhau, đa dạng về mùa vụ gieo trồng và hệ thống canh tác. Vì vậy, việc chuyển đổi thâm canh cây bắp trên đất lúa kém hiệu quả đem lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao sẽ góp phần vận động, tuyên truyền người dân mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa, mía, sắn kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng cạn như bắp, mè, đậu các loại... để tăng hiệu quả sử dụng đất, nâng cao giá trị kinh tế cho bà con.
Theo Báo Bình Định
Lượt truy cập: 71142
Đang truy cập: 4294967258